Những điều cần lưu ý khi là một học sinh trung học cơ sở

Những điều cần lưu ý khi là một học sinh trung học cơ sở

Trở thành một học sinh trung học cơ sở sẽ có nhiều sự thay đổi hơn hẳn so với cấp tiểu học. Vậy nên, trước những thay đổi về môi trường, số lượng môn học và cả bạn bè, các bạn học sinh trung học cơ sở cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng để có thể nhanh chóng hòa nhập và sẵn sàng tiếp thu những nền tảng kiến thức mới. Cùng Kênh giáo dục Bãi Cháy tìm hiểu kỹ về điều này trong bài viết sau.

Đồ dùng học tập thiết yếu dành cho học sinh trung học cơ sở

Đồ dùng học tập chính là người bạn đồng hành cùng các em học sinh trên con đường chinh phục bầu trời kiến thức. Do vậy, việc chuẩn bị đầy đủ cho các em học sinh trung học cơ sở những dụng cụ cần thiết chính là việc làm quan trọng mà các bậc phụ huynh không được bỏ qua, cụ thể: Cặp sách; Vở viết (nên mua vở dày, có dòng kẻ); Bút bi (mực xanh hoặc đen); Bút chì; Bút nhớ (bút đỏ và bút Highlight); Bộ thước kẻ (thước thẳng, eke, compa,…); Hộp bút; Gọt bút chì; Tẩy chì; Bút xóa; Sách tham khảo; Giày học thể dục; Túi đựng tài liệu;…

Đồ dùng học tập thiết yếu cho học sinh trung học cơ sở

Điều kiện được lên lớp của học sinh trung học cơ sở?

Dựa trên khoản 1 Điều 15 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT có quy định, điều kiện để đánh giá học sinh trung học cơ sở có được lên lớp hay không sẽ cần phải đáp ứng được các yếu tố sau:

– Học lực và hạnh kiệm phải đạt từ trung bình trở lên.

– Không được nghỉ quá 45 buổi học trong một năm học, bao gồm cả nghỉ có phép, nghỉ không phép, nghỉ liên tục hay nghỉ nhiều lần cộng lại.

Còn học sinh trung học cơ sở không được lên lớp khi thuộc một trong số các trường hợp sau:

– Nghỉ vượt quá 45 buổi học trong một năm học, gồm cả nghỉ có phép, không phép, nghỉ liên tục hay nghỉ nhiều lần cộng lại.

– Xếp loại học sinh trung học cơ sở trong cả năm thuộc loại kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm thuộc loại yếu.

– Sau khi được kiểm tra lại một số môn, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hoặc môn đánh giá bằng nhận xét sẽ bị xếp loại CĐ (chưa đạt), để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt được loại trung bình.

– Hạnh kiểm cả năm học bị xếp loại yếu, nếu không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè thì vẫn sẽ bị xếp loại yếu.

Xem thêm: Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là gì? Quy trình nhận bằng tốt nghiệp THCS

Điều kiện lên lớp của học sinh trung học cơ sở

Nội quy học sinh trường trung học cơ sở

Nội quy trường trung học cơ sở được quy định theo các điều khoản và đây cũng là yêu cầu bắt buộc mà các bạn cần phải tuân thủ, đáp ứng.

Điều 1: Luôn giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của một học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân. Chấp hành nghiêm túc theo chính sách Pháp luật, đường lối của Đảng, điều lệ trường THCS và quy chế, nội quy trung học cơ sở của ngành giáo dục.

Điều 2: Đi học đúng giờ. Nghỉ học phải có lý do, đi kèm với giấy xin phép và được phụ huynh hoặc giáo viên chủ nhiệm ký xác nhận.

Điều 3: Khi đến lớp học:

– Học và làm bài đầy đủ.

– Có đầy đủ đồ dùng học và  phương tiện cho mỗi buổi học.

– Đầu tóc, quần áo gọn gàng theo quy định của đồng phục học sinh trung học cơ sở Việt Nam. Đeo bảng tên, huy hiệu đoàn trước khi đến trường, đi giày (có thể đi dép quai hậu khi trời mưa).

Điều 4: Có ý thức trách nhiệm giữ gìn vệ sinh chung của trường lớp

Điều 5: Khi ngồi học trong lớp

– Trật tự, chú ý nghe giảng và có ý thức tham gia xây dựng bài.

– Không nói chuyện riêng, nói leo và ăn quà vặt trong lớp. Chỉ được phát biểu khi giáo viên cho phép.

– Không được tự ý ra ngoài trong giờ học, trừ trường hợp có sự đồng ý của giáo viên đứng lớp.

– Trung thực trong việc làm bài kiểm tra trên lớp.

– Ngồi đúng theo sơ đồ lớp hoặc theo sự sắp xếp của thầy cô.

Điều 6: Tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường lớp tổ chức.

Điều 7: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, nghiêm cấm hành vi phá hoại. Không được đi lại trong khu vực nhà hiệu bộ khi công có nhiệm vụ hay công việc nào.

Điều 8: Thực hiện tốt các chỉ thị, nghị định của chính phủ về việc chấp hành luật an toàn giao thông đường bộ, nghiêm cấm sử dụng, tàng trữ hay vận chuyển chất nổ.

Điều 9: Chấp hành các điều bị cấm:

– Cấm vô lễ với giáo viên và nhân viên, cán bộ trong tường.

– Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức.

– Cấm uống rượu bia, hút thuốc là và sử dụng ma túy.

– Cấm nói tục chửi thề, có những hành vi thiếu văn hóa.

– Cấm đánh nhau gây rối trật tự, làm ảnh hưởng tới an ninh trường học.

– Cấm mang vũ khí, dụng cụ sắc nhọn hay các vật gây cháy nổ đến trường.

– Cấm lưu trữ, sử dụng các loại văn hóa phẩm không lành mạnh.

– Cấm đi xe đạp trong trường, phải gửi xe đúng nơi quy định.

– Cấm điều khiển xe máy khi không có giấy phép lái xe.

– Cấm đứng ngồi trên lan can, bàn ghế học sinh và giáo viên.

– Cấm ngắt hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên thảm cỏ.

– Cấm vẽ lên tường, bàn học sinh và giáo viên.

– Cấm nhuộm tóc hay để tóc không phù hợp với tư cách người học sinh.

– Cấm vẽ sơn móng tay, móng chân, trang điểm khi đi học.

Điều 10: Thực hiện nghiêm chỉnh các điều trong quy chế nội quy học sinh trung học cơ sở. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo mức độ. Với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực sẽ được khen thưởng, biểu dương kịp thời.

Xem thêm: Cách xây dựng thời khóa biểu trường trung học cơ sở hiệu quả

Nội quy học sinh trường trung học cơ sở

Tiêu chuẩn xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh trung học cơ sở

Đánh giá học sinh trung học cơ sở về học lực

Theo điều 5 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT có quy định việc đánh giá học sinh trung học cơ sở về học lực sẽ bao gồm:

– Mức độ hoàn thành chương trình của các môn học và những hoạt động giáo dục trong Kế hoạch giáo dục cấp THCS.

– Kết quả học sinh đã đạt được thông qua các bài kiểm tra.

– Xếp loại học sinh trung học cơ sở thành 5 bậc: Giỏi (G), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y), kém (Kém).

Tiêu chuẩn nhận xét học sinh trung học cơ sở về hạnh kiểm

Theo điều 4 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, tiêu chuẩn xếp loại học sinh trung học cơ sở về hạnh kiểm sẽ được quy định như sau:

Bậc 1 – Loại tốt:

– Chấp hành tốt nội quy học sinh trung học cơ sở, luật pháp, quy định về an toàn giao thông, an toàn xã hội, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành động tiêu cực.

– Kính trọng thầy cô giáo, người lớn tuổi, nhường nhịn và giúp đỡ các em nhỏ, có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết.

– Rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống khiêm tốn, giản dị và chăm lo giúp đỡ gia đình.

– Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, trung thực trong học tập.

– Tích cực rèn luyện thân thể và  giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường.

– Tham gia đầy đủ vào các hoạt động do nhà trường hay các đơn vị liên quan tổ chức.

– Có thái độ, hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức.

Bậc 2 – Loại khá:

– Thực hiện theo những quy định của bậc 1 nhưng chưa đạt đến mức độ tốt, học sinh vẫn còn nhiều thiếu sót nhưng vẫn kịp thời sửa chữa khi được thầy cô giáo và bạn bè góp ý.

Bậc 3 – Loại trung bình:

Có một vài khuyết điểm trong việc thực hiện theo các quy định tại bậc 1 nhưng chưa đến mức nghiêm trọng. Sau khi được nhắc nhở thì học sinh đã biết tiếp thu, sửa chữa nhưng tiến bộ vẫn còn khá chậm.

Bậc 4 – Loại yếu:

Hạnh kiểm chưa đạt tiêu chuẩn để xếp loại trung bình và vẫn còn một số các khuyết điểm dưới đây:

– Mắc sao phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần khi thực hiện các quy định tại bậc 1, được nhắc nhở nhưng vẫn chưa sửa chữa.

– Gian lận trong học tập, kiểm tra và thi cử.

– Vô lễ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của giáo viên, nhân viên nhà trường hay của bạn học hoặc người khác.

– Đánh nhau, gây rối trật tự trong trường học hoặc bên ngoài xã hội. Vi phạm an toàn giao thông và gây thiệt hại tài sản của người khác.

Tiêu chuẩn xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh trung học cơ sở

6 điều cần lưu ý khi là học sinh trung học cơ sở

Để giúp học sinh trung học cơ sở có được một hành trình thuận lợi trong quá trình học tập thì dưới đây chính là 6 điều mà các em cần phải lưu ý:

Nền tảng kiến thức vững chắc

Ở bậc tiểu học, các kiến thức hầu như đều ở dạng đơn giản. Nhưng khi đã bước vào THCS thì kiến thức đã được nâng cao hơn, khối lượng cũng nhiều hơn trước. Vì vậy, để giúp cho việc học kiến thức được dễ dàng hơn thì các em cần phải nắm vững kiến thức ở bậc tiểu học trước đó. Nếu các em bị hổng kiến thức từ lớp 5 thì khi bước vào bậc THCS sẽ không thể nào theo kịp bài giảng, khiến kết quả học tập không mang lại kết quả tốt.

Cải thiện khả năng viết nhanh

Nếu như ở tiểu học, học sinh sẽ được thầy cô cho chép chính tả với tốc độ viết chậm thì khi lên THCS, các em phải học rất nhiều môn, thời gian dành cho mỗi môn lại ngắn nên thầy cô sẽ giảng và đọc bài nhanh. Vì thế, nếu muốn theo kịp bài giảng cũng như ghi chép lại những kiến thức giáo viên đã dạy thì đòi hỏi học sinh cần phải cải thiện khả năng viết nhanh hơn.

Ý thức tự giác học tập

Khi học tiểu học, các em học sinh sẽ được thầy cô quan tâm và nhắc nhở rất nhiều về việc học và làm bài tập. Nhưng khi là học sinh trung học cơ sở, môi trường học tập sẽ khác hơn rất nhiều. Thầy cô sẽ không nhắc nhiều như hồi tiểu học nên học sinh phải có tinh thần tự giác.

Kỹ năng giao tiếp và hòa nhập

Ở tiểu học, các bé được quen biết và chơi thân với các bạn trong lớp một cách thoải mái. Nhưng khi lên THCS, trẻ sẽ phải tập làm quen với một môi trường mới, gặp gỡ những người bạn và thầy cô xa lạ. Do đó, nếu trẻ bị rụt rè thì rất khó hòa nhập, dễ bị cô đơn và ảnh hưởng rất lớn đến việc học.

Chính vì thế, cha mẹ cần phải rèn luyện cho con kỹ năng giao tiếp và hòa nhập với mọi người để con cảm thấy tự tin hơn, không bị bỡ ngỡ trước những cái mới. Khi đã có kỹ năng này thì trẻ sẽ nhanh chóng làm thân hơn với bạn bè trong lớp, hăng hái đưa ra ý kiến để xây dựng bài giảng.

Lựa chọn phương pháp học tập hợp lý

Nếu như ở cấp tiểu học, một giáo viên sẽ thường dạy tất cả các môn để học sinh có thể được quan tâm nhiều hơn. Nhưng khi lên lớp 6, mỗi môn sẽ có một thầy cô dạy khác nhau. Vì vậy, học sinh cần phải tự thích nghi với nội quy và xây dựng cho mình phương pháp học tập hợp lý để mang lại kết quả cao hơn

Sắp xếp lịch học hợp lý

Lịch học của học sinh trung học cơ sở thường dày hơn rất nhiều so với bậc tiểu học, đó là chưa kể đến việc các bậc phụ huynh còn tạo điều kiện cho con em đi học thêm bên ngoài. Vậy nên, việc sắp xếp lịch học hợp lý và cân bằng với nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp cho các em có thể học hành tốt hơn. Não nếu bị dồn ép quá nhiều kiến kiến thức sẽ dẫn đến việc bị quá tải, việc tiếp thu diễn ra chậm hơn hoặc học sinh không thể nào tiếp thu được.

Những điều cần lưu ý khi là học sinh trung học cơ sở

Trên đây là những điều cần lưu ý khi trở thành một học sinh trung học cơ sở. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các em có thể trang bị hành trang vững chắc để tiếp tục cuộc hành trình chinh phục kiến thức.